1. Độ PH của đất: Thường chúng ta hay nghe về tầm quan trọng của PH đối với ycây, đa số các loậi cây thích hợp với ph từ 5 đến 7,5. Thực ra thì chỉ số PH đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển, quên cái chuyện bón Lân hay vôi để nâng ph đi, nó chỉ là cái tạm thời dăm bửa nữa tháng thôi, cách duy nhất nâng ph bền vững là bón phân hữu cơ
2. Bón càng nhiều phân hữu cơ thì đất sẽ có nhiều dinh dưỡng để nuôi cây. Thực ra thì chúng ta bón phân hữu cơ vào đất là ta đang cho vi sinh ăn, cây không hề sử dụng được dạng phân bón thô đó mà do vi sinh vật sau khi ăn bài tiết, chết mới tạo ra chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ, bón thẳng chỉ có các dạng đơn chất hóa học thì với không cần vi sinh cây có thể hấp thụ được ngay, bởi vậy không nên nói là chăm đất mà phải nói là nuôi vi sinh trong đất.
3. Phải phục hồi đất tốt rồi mới trồng cây được. Thực ra thì đất nào cũng có thể trồng cây ngay được vấn đề ở chỗ bạn có thể bớt tham vọng đi và lựa chọn cây trồng phù hợp với loại đất đó để trồng hay không thôi, rồi từ từ đất cũng sẽ tốt lên nếu biết cách làm. Nhưng tuyệt đối có nước thì mới trồng được nha.
4. Cây lấy dinh dưỡng hoàn toàn từ đất. Thực ra thì cây chỉ lấy ít dinh dưỡng( đa, trung, vi lượng) từ đất để tham gia vào cấu thành tế bào thôi, đất đóng vai trò như là 1 dạng giá thể, cây lấy nước nhiều nhất kết hợp với ánh sáng mặt trời để tham gia vào quá trình quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng nuôi sống cây.
5. Cây cạnh tranh phân bón của nhau. Thực ra thì không có chuyện cạnh tranh dinh dưỡng từ đất giữa các cây với nhau nhưng cạnh tranh ánh sáng thì có, chính vì vậy cần trồng cây với khoảng cách hợp lí.
6. Tưới nước vào sáng sớm là tốt nhất. Thực ra thì không có khi nào tưới nước tốt nhất với không tốt nhất, vấn đề nằm ở chỗ lượng nước phải đủ và không được tưới ướt lá vào buổi trưa nắng làm ảnh hưởng đến quá trình bơm nước của cây thông qua chênh lệch áp suất. Trưa nắng tưới gốc bình thường nha. Không lẻ cái cây sắp teo vì thiếu nước mà vẫn ráng đợi sớm với tưới .
7. Trồng cây phải cày xới cho đất thật tơi xốp, thoáng khí rồi mới trồng. Thực ra thì không cày xới sẽ tốt hơn, kết cấu đất , vi sinh vật yếm khí, thảm thực vật sẽ được duy trì ổn định, rễ cây là vấn đề then chốt trong quá trình này, bạn không cày xới thì lâu ngày rễ cấy sẽ hoai mục tạo ra các lỗ thông khí, các bấc dẫn nước và độ mùn cho đất giúp rễ cây có thể bám sâu vào đất hơn. Cày xới làm quá trình này liên tục bị đứt quảng. Nhưng vơi rau mầu ngắn ngày thì nên xới, xáo vì vòng đời cây ngắn, không đợi được các quy trình chuyển đổi cần nhiều thời gian trong tự nhiên.
8. Ươm cây lớn mang đi trồng sẽ tốt hơn. Thực tế thì cây càng nhỏ được ra đất sớm hoặc ủ hạt trực tiếp từ đất chỗ muốn trồng cây sẽ phát triển khoẻ mạnh hơn. Cây không bị đứng khi bị sốc thời tiết, chất đất, khí hậu và bộ rễ bị tổn thương. Cách tốt nhất là trồng cây ra đất khi cong rất nhỏ và tốt nhất thì ủ luôn hạt vào chỗ muốn trồng.
9. Cắt tỉa sẽ giúp cây lớn mạnh hơn. Điều này đúng trong trường hợp cây có đủ sực và dinh dưỡng dự trữ. Tuy nhiên đa số là sai vì theo nguyên tắc ưu thế ngọn cây sẽ tập trung phát triển các mầm , chồi mới, lấy dinh dưỡng dự phòng từ các lá già để phát triển mầm chồi, nếu không đủ cây sẽ bị suy. Trong nông nghiệp bền vững các loại cây được chọn để cắt tỉa trước sau gì cũng bị hạ và biến mất, các cây trồng với mục đích kinh tế sẽ ít khi đụng dao kéo vào, vì dễ nấm bệnh và suy cây. Ngoài ra các cây trồng chính nên ít cắt tỉa vì chỉ cần cắt một lần thì phải cắt liên tục để giữ hình dáng cây, không là cây mọc lộn xộn cành nhánh ngay, 1 cây mọc tự nhiên ít đụng dao kéo sẽ biết cách phân bố cành, nhánh 1 cách hợp lí nhằm thu được ánh sáng và chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết hơn.
10. Phân Lân là phân hoá học. Thật ra phân Lân trong NPK là 1 dạng chất có sẵn trong tự nhiên tại các mỏ khai thách, họ đem về nung chảy rồi nghiền ra thôi. Miền bắc nước ta phân Lân có trong tự nhiên rất nhiều, miền Nam thì ít nên khi trồng cây trong miền Nam Lân là yếu tố rất quan trọng.
11. IMO là thần dược cứu cánh cho nông dân. Ứng dụng về IMO thì không phải bàn nhưng liệu rằng bạn có biết chắc thứ bạn tạo ra nó có những gì không. Việc sử dụng quá liều , điều chế không thích hợp sẽ gây phản tác dụng nhẹ thì cây bị đứng nặng thì cây sẽ bị hư thân, thối rễ, đất bị tụt ph khiến nấm bệnh và vsv có hại phát triển mạnh. Thế nên hết sức cận thận khi sử dụng, nếu không chắc cứ nên thử nghiệm ở 1 diện tích nhỏ đánh giá đã, Chứ đừng vì điều chế dễ mà mạnh tay sử dụng ào ào.
12. Phân bón hóa học là vô cùng xấu. Mình biết nhiều bạn bè của mình sẽ chỉ chích nếu mình nói phân bón hóa học không hề xấu. Theo quan điểm cá nhân mình thì sai ở cách người ta lạm dụng chứ về bản chất nó không hề xấu, mình không thích dùng vì đơn giản là nó tốn kém, chỗ mình có nhiều lựa chọn về dinh dưỡng cho cây rẻ tiền mà hiệu quả hơn,m và quan trọng là nó tiêu tôn nhiều tài nguyên khoáng thạch của trái đất thôi.
13. Cỏ vetiver là cứu cánh của nền nông nghiệp hữu cơ. Thực ra thì không nhất thiết phải trồng cỏ vetiver để lấy sinh khôi cho vườn tốn chi phí mà lại còn mất công, chúng ta có cách đơn giản hơn là để yên đó cho cây cỏ bản địa mọc sau đó cắt chúng theo chu kì, đó là cách đơn giản và hiệu quả nhất, vetiver chỉ nên dùng cho 1 số địa hình đặc thù như đất quá dốc thì nên trồng để không bị sạt lở. Còn nói nói về che phủ và làm thức ăn chăn nuôi hay thủ công mĩ nghệ ta có nhiều lựa chọn khác tốt hơn.
14. Bón nhiều phân hữu cơ là tốt. Việc sử dụng phân hữu cơ là một cách an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất, tuy nhiên cũng giống như phân hoá học nếu lạm dụng quá thì cũng sẽ xẩy ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ do vật chất hữu cơ chưa phân huỷ kịp vì thời gian và mật độ vi sinh không đáp ứng đủ. Trường hợp này khá giống với việc lạm dụng IMO.
15. Thuận tự nhiên tức là trồng cây, cung cấp phân bón và để cây tự lớn. Trong tự nhiên cây nào mạnh cây đó sống, không phân biệt cây do bạn trồng có chủ đích hay cây mọc hoang, chính mục đích trồng cây đã là sai cái tự nhiên rồi vậy nên cố gắng ngó chừng nó một chút khi còn bé , khi nào nó vượt được các cây xung quanh một cách mạnh khoẻ thì có thể kệ nó cũng được.
16. Hạt giống trên thì trường hiện nay là hạt giống GMO. Trên thế giới thì mình không biết, nhưng hiện tại Việt Nam cho phép thương mại 2 giồng GMO là Bắp và Đậu Tương, ngoài ra các loại hạt khác chỉ là giống lai bình thường, mọi người đừng đụng xíu là hạt biến đổi gen, muốn mua hạt này cũng không phải dễ đâu vì chính sách bảo hộ độc quyền của nhà sản xuất giống.
17. Tỉ lệ vật nuôi giữa trống và mái phải bằng nhau. Trong việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thì tỉ lệ con đực sẽ thấp hơn con cái. Điều này giúp giảm tính cạnh tranh của việc duy trì nòi giống trong đàn, theo kinh nghiệm của mình thì ví dụ như Heo tỉ lệ 1 đực 30 nái, gà 1 trống 10 mái, dê 1 đực 20 cái, bò 1 đực 60 cái.....